MPS là gì? Cách lập lịch trình sản xuất đơn giản nhất

MPS là thuật ngữ viết tắt được sử dụng thường xuyên và trở thành một phần quan trọng trong quá trình sản xuất và lập kế hoạch sản xuất chính. Tuy nhiên MPS là gì vẫn là câu hỏi lớn được nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi hiểu rõ về thuật ngữ này thông qua bài viết dưới đây. 

MPS là gì? 

Master Production Scheduling MPS là thuật ngữ chỉ một lịch trình sản xuất chính hay một kế hoạch sản xuất tổng thể. Thường bao gồm một số khía cạnh của sản xuất như: chi phí sản xuất, chi phí và mức độ tồn kho, khả năng lưu trữ, giờ làm việc.v.v. 

Lịch trình MPS định lượng các quy trình, tài nguyên cùng các bộ phận quan trọng để tối ưu hóa sản xuất, dự đoán nhu cầu và khả năng cung cấp. Hỗ trợ chuyển mọi nhu cầu của khách hàng thành những hành trình cụ thể và chặt chẽ trong môi trường thực tế. 

Các MPS điển hình thường được tạo ra bởi các phần mềm và cho phép người dùng tinh chỉnh nhằm đạt được các mục đích:

– Tránh tình trạng thiếu hụt hoặc gia tăng chi phí vào giai đoạn cuối 

– Phân bổ nguồn nhân sự hiệu quả hơn

– Hỗ trợ kết nối và hợp nhất các bộ phận 

– Xây dựng lịch trình cụ thể cho từng phân loại sản phẩm

Đọc thêm: Quản lý lịch trình sản xuất bằng phần mềm Cloudify MRP

Chức năng quan trọng của MPS trong việc lập kế hoạch 

Thông qua những chia sẻ về MPS là gì. Chúng ta dễ dàng nhận biết được vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, quyết định loại sản phẩm và thời gian sản xuất. Tạo thành cơ sở giao tiếp, kết nối giữa việc bán hàng và sản xuất. 

Ngoài ra MPS cũng cung cấp nhiều tiện ích quan trọng cho quá trình bảo vệ doanh nghiệp khỏi những sự cố bất ngờ ảnh hưởng tới hoạt động và phân bổ nguồn lực: 

– Hình thành lịch trình có khả năng đáp ứng được nhiều mục tiêu cùng lúc 

– Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên mà doanh nghiệp sẵn có

– Kiểm soát tỷ lệ hàng tồn kho ở mức phù hợp

– Cân bằng quá trình sản xuất, bán hàng và phân bổ nhân lực 

–  Mọi hoạt động tương tác với khách hàng được diễn ra liền mạch 

Đồng thời, để có thể mang lại kết quả tuyệt với, MPS nên là một kế hoạch linh hoạt và có sự điều chỉnh về nhu cầu hoặc năng lực trong khoảng thời gian nhất định. 

MPS có vai trò gì trong sản xuất?
MPS có vai trò gì trong sản xuất?

Các bước lập lịch sản xuất hiệu quả 

Việc đưa ra được lịch trình sản xuất hiệu quả sẽ hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định, có khả năng ước lượng chính xác nguồn lực, các đơn hàng được thực hiện hiệu quả và không bị gián đoạn, đồng thời cũng giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu ở mức tối đa. 

Để lập lịch sản xuất, chúng ta cần thực hiện các bước sau: 

Đưa ra nội dung lập kế hoạch sản xuất

Doanh nghiệp cần mô tả đầy đủ các thông tin liên quan tới mô tả sản phẩm và số lượng dưới góc độ sản xuất. Nguyên vật liệu cấu thành và các thông số kỹ thuật của sản phẩm. Đồng thời cũng cần làm rõ về số lượng dự định sản xuất, hàng tồn kho.v.v. 

Phương thức dự định áp dụng và máy móc

Làm rõ các quy trình, kỹ thuật để cung ứng sản phẩm, các công đoạn tự gia công hay gia công bên ngoài.v.v Cùng đó là các mẫu máy móc, thiết bị đi kèm, thông số công suất và diện tích nhà xưởng.v.v. 

Các loại máy móc thiết bị cần được liệt kê chi tiết và chính xác bởi nó sẽ ảnh hưởng tới các nguồn lực khác liên quan. 

Liệt kê rõ các nguyên vật liệu và nguồn lực liên quan 

Danh sách nguyên vật liệu cần sử dụng, chất lượng và số lượng, nhà cung cấp là ai và liệu những loại nguyên vật liệu này có thể thay thế được hay không. Kèm theo đó là các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất như hư hỏng hay hết hạn. 

Những yêu cầu khác về nhân lực như số lượng lao động, trình độ, tay nghề, kế hoạch đào tạo.v.v cũng nên được làm rõ 

Trong khi lập quá trình sản xuất, chúng ta nên lưu ý những vấn đề sau: 

– Cố gắng tận dụng nguồn nhân lực có sẵn, tránh lãng phí

– Đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn 

Nên có những phương án dự phòng đảm bảo rằng khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra ngoài dự kiến, chúng ta vẫn có phương án dự phòng, tránh trường hợp bị đình trệ 

– Lập danh sách các việc cần làm và mục tiêu tương ứng trong khoảng thời gian nhất định Việc này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tất cả những việc sẽ làm trong tương lai và sắp xếp chúng một cách kỹ lưỡng theo từng khoảng thời gian như ngày, tháng, năm.v.v. Để tỷ lệ hoàn thành có thể đạt mức cao nhất, đừng quên thiết lập các mục tiêu tương ứng cho từng hạng mục công việc. 

Việc thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và tạo nên sự uy tín trong lòng khách hàng. Tuy nhiên không ít doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc quản trị và đưa ra lịch sản xuất. Hiểu rõ điều đó, Cloudify ERP ra đời như một vũ khí hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và đưa ra quyết định chính xác nhất: 

– Các định quy trình sản xuất bao gồm tất cả các khâu như đầu ra, đầu vào và các loại chi phí tương ứng 

– Các định nguyên vật liệu và chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất 

– Dễ dàng lập lịch sản xuất dựa vào các nghiên cứu thị trường 

– Cho phép thay đổi và điều chỉnh các thông số đầu vào 

– Phân tích mức độ hiệu quả và khả năng hoàn thành của quá trình sản xuất 

– Tùy chỉnh kế hoạch theo các mốc thời gian cụ thể 

Hy vọng với những chia sẻ trên, doanh nghiệp có thể hiệu được MPS là gì và có khả năng lập lịch sản xuất hiệu quả. Đừng quên theo dõi Cloudify để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích về sản xuất. 

Đọc tại đây: MPS là gì? Cách lập lịch trình sản xuất đơn giản nhất

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[𝗘𝗯𝗼𝗼𝗸 𝗘𝗥𝗣] 𝗧𝗮̣̂𝗻 𝗱𝘂̣𝗻𝗴 𝘀𝘂̛́𝗰 𝗺𝗮̣𝗻𝗵 𝗰𝗼̂𝗻𝗴 𝗻𝗴𝗵𝗲̣̂ 𝗴𝗶𝘂́𝗽 𝗱𝗼𝗮𝗻𝗵 𝗻𝗴𝗵𝗶𝗲̣̂𝗽 𝗦𝗠𝗘𝘀 𝗰𝗵𝘂̉ đ𝗼̣̂𝗻𝗴 𝘂̛́𝗻𝗴 𝗽𝗵𝗼́ 𝘃𝗼̛́𝗶 𝗯𝗶𝗲̂́𝗻 đ𝗼̣̂𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗶̣ 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴

Cloudify - Nền Tảng Cloud ERP #1 Việt Nam

Chi tiết cách làm mã QR trực tuyến miễn phí đẹp nhất và nhanh nhất 2021